Trang chủ » Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm thường đi kèm theo một số biểu hiện như:

  • Hàm co cứng và đau
  • Cơn đau kéo dài âm ỉ, đau xung quanh hoặc bên trong vùng tai
  • Đau nhức vùng mặt, đau nhức đầu
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như thực hiện các cử động há và đóng miệng do khớp hàm bị cứng

Hàm co cứng, xuất hiện các cơn đau xung quanh hoặc bên trong tai là những dấu hiệu phổ biến của đau quai hàm

Đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh gì?

Các cơn đau quai hàm có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nào đó. Nguyên nhân khiến quai hàm bị đau dai dẳng có thể xuất phát từ các bệnh lý thuộc phần xương khớp quai hàm như:

Viêm khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là một khớp hàm dưới ở vùng sọ mặt, có chức năng hỗ trợ hàm thực hiện các thao tác như: ăn, nhai, nuốt, nói chuyện,… Khi bị viêm khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ có triệu chứng như:

  • Đau 1 bên hàm hoặc cả 2 bên hàm theo từng cơn co thắt
  • Cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng theo thời gian nó sẽ diễn ra liên tục và dữ dội hơn, nhất là khi ăn uống, nói chuyện.
  • Đau nhiều ở vùng trong và quanh tai.
  • Khó khăn khi cử động miệng và hàm
  • Nghe tiếng lục cục của các khớp khi cử động hàm.
  • Thường xuyên chóng mặt, mỏi cổ, đau nhức vùng đầu và thái dương
  • Mặt sưng, phù tại vị trí viêm khớp thái dương hàm

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất là phụ nữ trong giai đoạn thay đổi hormone như dậy thì, mãn kinh.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Đau xương quai hàm có thể là một dấu hiệu của tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm:

  • Đau quai hàm ở một hoặc cả 2 bên khuôn mặt
  • Khó mở miệng
  • Mỏi cơ khi ăn nhau
  • Cử động hàm thiếu linh hoạt, bị hàm chế
  • Khi cử động hàm dưới sẽ nghe tiếng kêu lục cục
  • Sưng má ở vùng quai hàm
  • Choáng, ù tai

Bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng nhưng thường không bộc lộ triệu chứng. Chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng, mới có các biểu hiện rõ ràng. Nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến hỏng khớp.

Sái quai hàm

Sái quai hàm là tình trạng phần xương quai hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân nghiến răng khi ngủ hoặc há miệng to đột ngột (ngáp hoặc cười to). Sái quai hàm có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Đau quai hàm, đau vùng cổ, mặt, tai thường xuyên
  • Đặc biệt đau khi thực hiện các cử động hàm
  • Ù tai, nếu nghiêm trọng có thể không nghe được
  • Có tiếng lục đục khi cử động khớp hàm
  • Khó khăn khi vận động cổ

Các bệnh ở xương quai hàm khác

Ngoài ra, đau quai hàm cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác ở xương hàm như: thoái hóa khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở khớp quai hàm hoặc dây chằng nối,…

Đau xương hàm là dấu hiệu phổ biến của rối loạn hoặc viêm khớp thái dương hàm

Mắc các bệnh về răng miệng

Đau xương quai hàm có thể xuất phát từ các vấn đề răng miệng sau đây:

  • Viêm nướu, viêm nha chu: Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm nướu bị sưng đỏ và có thể ảnh hưởng đến đến cơ quai hàm, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu.
  • Nứt, vỡ hoặc mẻ răng: Răng bị nứt, vỡ hoặc mẻ có thể gây đau cơ hàm khi ăn uống hoặc tiếp xúc với các vùng răng tổn thương.
  • Nghiến răng: Là hành vi cọ xát các răng vào nhau một cách không tự chủ. Nghiến răng có thể làm các cơ và dây chằng quai hàm bị tổn thương, gây ra đau quai hàm.
  • Các cơn đau do răng mọc lệch, sâu răng hàm, viêm chân răng, áp xe răng,…có thể lây lan đến vùng quai hàm, vùng mặt, gây cho người bệnh cảm giác đau nhức.

Dịch vụ liên quan

Niềng răng mắc cài sứ – Đối tượng, chi phí và đánh giá ưu nhược điểm
Niềng răng mắc cài sứ – Đối tượng, chi phí và đánh giá ưu nhược điểm

Niềng răng mắc cài sứ là một trong những giải pháp chỉnh nha với tính thẩm mỹ tốt nhất hiện nay. Vật liệu mắc cài được làm bằng sứ rất khó có thể nhận biết khi nhìn ở khoảng cách xa giúp người dùng tự tin hơn khi giao tiếp. Vậy...
Xem thêm

Niềng răng tại nhà có tốt không? Nguy hiểm luôn rình rập bạn
Niềng răng tại nhà có tốt không? Nguy hiểm luôn rình rập bạn

Niềng răng tại nhà thường nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng do tiết kiệm được một số tiền khá lớn. Trong đó, sử dụng bộ dụng cụ niềng răng tại nhà 3 giai đoạn giá rẻ đang được rất nhiều người truyền tai nhau. Vậy...
Xem thêm

Lấy cao răng bằng máy siêu âm giá bao nhiêu tiền?
Lấy cao răng bằng máy siêu âm giá bao nhiêu tiền?

1. Lấy cao răng bằng máy siêu âm có những ưu điểm gì? Nếu như các phương pháp lấy cao răng truyền thống sử dụng chủ yếu lực tác động từ bàn tay của nha sĩ, thì khi lấy cao răng bằng máy siêu âm, nha sĩ sẽ sử dụng phần đầu máy dạng...
Xem thêm